RAM là linh kiện phần cứng quan trọng đối với máy tính cũng như mọi thiết bị điện tử thông minh khác. Bộ nhớ RAM cao thì máy của bạn sẽ đa nhiệm tốt hơn. Hôm nay hãy cùng Cyber xanh tìm hiểu RAM là gì cũng như RAM có cấu tạo và ý nghĩa như thế nào nhé!
RAM là gì
RAM là viết tắt của Random Access Memory, là một bộ phận cực kỳ quan trọng của máy tính cũng như tất cả các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in…
RAM là bộ nhớ tạm của máy tính, có tác dụng lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý được. Tuy nhiên RAM sẽ không thể lưu trữ được khi nguồn điện cung cấp bị ngắt, điều đó có nghĩa nếu như thiết bị bị mất nguồn hoặc tắt máy thì dữ liệu của RAM sẽ mất theo do mọi thông tin lưu ở RAM chỉ là tạm thời.
Cấu tạo của RAM
Cấu tạo của RAM gồm 5 bộ phận chính là: Bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD và bộ đếm
- Bo mạch: Là bảng mạch bao gồm tất cả các thành phần của RAM, chúng kết nối giữa các thành phần bộ nhớ và máy tính thông qua một mạch bán dẫn silicon.
- Vi xử lý: Các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với vi xử lí nhằm đơn giản hóa giao diện điều khiển và loại bỏ việc tạo tín hiệu không cần thiết.
- Ngân hàng bộ nhớ: Trong SDRAM, luôn có hai hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ, cho phép một trong số đó có truy cập vào những ngân hàng khác.
- Chip SPD: Chip SPD (serial presence detect) chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Con chip này cho phép máy tính truy cập thông tin này khi khởi động.
- Bộ đếm: Bộ đếm trên chip theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập cụm tốc độ cao. Nó sử dụng hai loại cụm tuần tự và xen kẽ.
RAM được tạo thành từ nhiều linh kiện nhỏ như:điện trở, transistor, tụ điện… Những linh kiện này có tác dụng cung cấp nguồn ổn định cho RAM hoạt động
Mạch in giúp RAM hoạt động được có tất cả 6 lớp, tuy nhiên tùy từng loại RAM mà sẽ có 6 lớp mạch in hoặc nhiều hơn
Mỗi RAM được tích hợp nhiều chip nhớ ở hai mặt
Các chân tiếp xúc giữa RAM với Mainboard của thiết bị được mạ vàng với mục đích giúp tiếp xúc tốt hơn và không bị oxi hóa theo thời gian.
Cơ chế hoạt động của RAM
- RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu.
- Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
Chức năng của RAM
- RAM được sử dụng làm nơi lưu trữ tạm dữ liệu và lệnh thực thi của hệ điều hành và các ứng dụng trước khi ghi chúng lên ổ cứng khi kết thúc phiên làm việc.
- Trường hợp hệ thống không đủ dung lượng RAM cần đáp ứng, hệ điều hành sẽ chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo (virtual memory), là một phần của ổ cứng làm nơi trao đổi dữ liệu.
- Nhìn chung, bộ nhớ RAM là thiết bị trung gian giữa các tệp tin hệ thống bao gồm ROM và vi xử lý với nhiệm vụ là cung cấp các thông tin, tác vụ và các dòng lệnh càng nhanh càng tốt.
- Những thông tin mà vi xử lý cần sẽ được lưu trữ trên RAM để chờ được truy nhập, có thể là tệp tin của hệ điều hành, dữ liệu của ứng dụng, đồ họa của game, các tác vụ thường hay bất cứ thứ gì cần được truy xuất ngay lập tức.
Kết luận
Bài viết vừa rồi đã giúp quý khách hiểu thêm về RAM. Hy vọng với chia sẻ vừa rồi, Cyber xanh có thể giúp quý khách có được cái nhìn sơ bộ về những vai trò, chức năng cũng như cách hoạt động của RAM. Nếu bạn cần một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, vậy thì đừng chần chờ mà hãy ngay lập tức liên hệ với chúng tôi để được những tư vấn và giúp đỡ bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Liên hệ với chúng tôi :
CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ CYBER XANH VIỆT NAM
Trụ sở chính: 12 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Showroom: Athena Complex Xuân Phương, Ngõ 84, Xuân Canh, Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0979 262 999
Mr. Thành: 0965 838 322
Website: www.CyberXanh.vn
Email: [email protected]