Mainboard là gì? Khám phá bí mật không phải ai cũng biết

Mainboard là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mainboard? Chức năng chính của mainboard trong máy tính? … Có rất nhiều điều về mainboard mà cho dù bạn là kỹ thuật viên cũng chưa hẳn đã nắm được một cách rõ ràng. Cùng Cyber Xanh tìm hiểu tất tần tật về mainboard máy tính qua bài viết này nhé!

Mainboard là gì?

Trước đây mainboard thường được nhiều người biết đến với tên gọi System board, Base board, Motherboard, Mb, … Tuy nhiên, ngày nay hầu hết người dùng thường gọi mainboard tên tiếng Việt là bo mạch chủ. Vậy Mainboard là gì?

Có thể hiểu cơ bản mainboard giống như một người mẹ, trong máy tính nó sẽ đóng vai trò là cầu nối liên kết chặt chẽ sự giao thoa giữa các linh kiện phần cứng khác như Bộ xử lý trung tâm CPU, bộ nhớ trong RAM, card màn hình, … Ngoài ra các thiết bị ngoại vi cũng cần thông qua bo mạch chủ để cung cấp và truyền tải dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Qua đó có thể thấy mainboard đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống máy tính, nếu không có nó thì case máy tính không thể hoạt động được.

Nguyên lý hoạt động của Mainboard

Để hiểu được nguyên lý hoạt động của mainboard, trước tiên bạn cần biết một vài thông số cơ bản về nó.

Tốc độ Bus: Đây chính là chỉ số nói về tốc độ truyền tải của mainboard. Tùy thuộc vào các thiết bị khác nhau mà sẽ có độ truyền tải nhanh chậm khác nhau.

Chipset: Chân cắm hỗ trợ giúp các linh kiện có thể tương thích được với mainboard. Hiện nay có 2 loại chipset thông dụng là CPU với RAM, CPU với card màn hình VGA, …

Các thông tin dữ liệu trước khi truyền tải cho linh kiện khác, chúng phải được đưa tới North Bridge và South Bridge nhằm xử lý lại tốc độ Bus. Việc trung gian như vậy sẽ giúp máy tính hoạt động thống nhất bởi mỗi linh kiện sẽ cho tốc độ Bus khác nhau.

Cấu tạo của Mainboard

Sau khi đã hiểu được mainboard là gì cũng như nguyên lý hoạt động của nó, bạn cũng cần biết cấu tạo của mainboard bao gồm những gì. Mọi linh kiện được cài đặt trong mainboard đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, mặc dù kích thước nhỏ nhưng vai trò của chúng là rất lớn.

Socket

Socket chính là một bộ phận quan trọng hỗ trợ kết nối các thiết bị, linh kiện khác với mainboard. Cách thức hoạt động chính của socket là thay đổi tốc độ đường truyền nhằm đạt được sự thống nhất cho máy tính hoạt động ổn định.

Mỗi bo mạch chủ sẽ hỗ trợ loại socket khác nhau. Nhiều loại card đồ họa onboard sẽ tích hợp sẵn socket. Tuy nhiên đối với người dùng chơi game thì đòi hỏi cần một chiếc card rời, lúc này yếu tố socket là vô cùng quan trọng bởi nó có khả năng tạo tốc độ cực mạnh đem đến hiệu năng ổn định cho máy tính.

Khe cắm PCI

Để kết nối các loại card như card mạng, card audio, card màn hình VGA, … Chiếc bo mạch chủ cần khe cắm PCI. PCI tuyền thống sẽ có 1 đến 6 làn, tuy nhiên ngày nay nó đã được cải thiện thành khe cắm PCI Express với 1x làn.

Khe cắm RAM

Là không gian để gắn thanh RAM vào máy tính. Khoảng không gian này quyết định đến khả năng nâng cấp cấu hình về sau nếu người dùng có nhu cầu.

Hiện nay có một số loại khe cắm RAM thông dụng là khe cắm SIMM tương thích với main bus 32 bit, khe cắm DIMM tương thích với main 64 bit cho tốc độ và hiệu suất nhanh hơn nhiều lần.

Cổng kết nối

Trên mainboard có trang bị rất nhiều cổng kết nối nhằm kết nối các linh kiện, thiết bị vào máy tính như: Cổng PS/2, Cổng Com, Cổng LPT, Cổng USB, Cổng RJ45, Cổng VGA, Cổng DVI, …

Chức năng của Mainboard

Việc hiểu được mainboard là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mainboard ra sao vẫn chưa phải là tất cả nếu bạn không biết mainboard có chức năng gì.

Chức năng chủ yếu và duy nhất của bảng mạch chủ này chính là gắn kết các linh kiện với nhau để tạo thành một khối máy tính hoàn chỉnh có thể hoạt động được.

Ngoài ra, thông qua mainboard thì các nguồn cấp cho các thành phần trên nó cũng được quản lý chặt chẽ, hỗ trợ khả năng xung nhịp chủ nhằm đồng bộ toàn bộ hệ thống máy tính.

Cụ thể:

Socket CPU (Bộ xử lý): Kết nối CPU với mainboard thông qua trình điều khiển Chip Cầu Bắc (North Bridge)

North Bridge: Quản lý card màn hình và bộ nhớ RAM.

South Bridge:  Quản lý mọi thiết bị, linh kiện còn lại.

Chip SIO: Quản lý thiết bị ngoại vi

Chip BIOS: Quản lý và cài đặt các chương trình khởi động cho máy tính.

Hãng sản xuất Mainboard nổi tiếng trên thế giới

Trước khi quyết định mua một bo mạch chủ, người dùng nên tìm hiểu về các hãng sản xuất mainboard uy tín trong và ngoài nước. Dưới đây là một vài hãng tiêu biểu.

Mainboard Gygabyte

Trong số các thiết bị mà hãng này sản xuất thì Mainboard nổi lên như một hiện tượng toàn cầu. Các bo mạch chủ của hãng được bán ra và đem về doanh thu khổng lồ. Chất liệu mainboard của Gygabyte được đánh giá là bền bỉ và cao cấp, tuy nhiên giá bán của hãng thường nhỉnh hơn so với hãng khác.

Mainboard Asus

Mainboard của hãng Asus luôn được đánh giá cao ở chất lượng và giá bán. Mặc dù sản phẩm của hãng thường hay gặp phải lỗi nhỏ nhưng không làm giảm đi sức hút mà hãng này mang lại.

Mainboard MSI

Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp mainboard MSI tại các quán net ở Việt Nam bởi đơn giản đây đều là những bo mạch chủ chất lượng tốt nhưng giá cả phù hợp với người dùng tại Việt Nam.

Mainboard Intel

Mặc dù các dòng CPU hay ổ cứng của hãng Intel tỏ ra nổi bật hơn nhưng mainboard của hãng này vẫn được đánh giá ở mức khá tốt. Trong thời gian sắp tới chắc chắn hãng sẽ có thêm nhiều cải tiến cho dòng mainboard của mình.

Kinh nghiệm lựa chọn Mainboard phù hợp

Socket phù hợp

Socket phù hợp là điều kiện tất yếu nếu bạn muốn mua bo mạch chủ. Các dòng sovsket phổ biến là LGA 1151-v2, LGA 2066, PGA AM4, LGA TR4, …

Thương hiệu uy tín

Lựa chọn thương hiệu lâu đời sẽ có sự uy tín nhất định và chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn. Những hãng mainboard uy tín có thể kể đến như Gigabyte, Asrock, Asus, MSI, …

Lĩnh vực cụ thể

Đừng cho rằng chỉ cần biết mainboard là gì là bạn đã có thể chọn được một chiếc bo mạch chủ tốt. Bạn cũng cần nắm rõ lĩnh vực mà mình đang làm như máy tính cá nhân, máy tính chơi game hay máy tính quán net, … để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Phân khúc tài chính

Tất nhiên khi đưa ra một lựa chọn, bạn cần phải đắn đo về ngân sách tài chính. Các dòng mainboard phổ thông là dòng mainboard H và B. Dòng mainboard cao cấp sẽ là dòng Z, …

Mục đích sử dụng

Có thể nói mục đích sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất trong lựa chọn mainboard phù hợp. Ví dụ nếu bạn chỉ là học sinh, sinh viên hay dân văn phòng thì nên chọn mainboard có tính ổn định và bền bỉ cao như các dòng mainboard H. Ngược lại nếu bạn là game thủ chuyên nghiệp hay các nhà thiết kế, mainboard B, Z sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Xem thêm Tất tần tật về case máy tính 2022

Một số lỗi thường gặp của Mainboard

Máy bị treo, bị đơ

Khi máy tính của bạn hoạt động trong một khoảng thời gian dài sẽ thường dẫn tới tình trạng máy bị treo, bị đơ và không hoạt động. Nguyên nhân của lỗi này thường xuất phát từ hệ thống tản nhiệt. Cần vệ sinh quạt tản nhiệt sạch sẽ để có được hiệu quả tốt nhất.

Máy tính không hoạt động

Việc máy tính không hoạt động có rất nhiều nguyên nhân. Bạn cần kiểm tra xem các chân cắm kết nối với RAM, Card, CPU, … có bị lỏng không, nguồn điện có ổn định không, …

Không lưu dữ liệu trong BIOS

Một lỗi khá hay gặp mà khiến các kỹ thuật viên đau đầu đó chính là máy tính không lưu dữ liệu cấu hình trong hệ thống BIOS. Nguyên nhân xuất phát từ việc hết pin, mỗi lần khởi động lại cần ấn F1 nhiều lần.

Kết luận mainboard là gì

Tóm lại, bạn cần hiểu được “mainboard là gì? Cấu tạo, nguyên lý và chức năng của mainboard ra sao, …” từ đó có những kiến thức nền trong việc giải quyết sự cố, sửa chữa mainboard một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.